Hiệu quả mô hình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả

26/05/2020

Điện Biên là một trong 21 tỉnh khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ được thụ hưởng chương rình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng thế giới. Từng bước khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chương trình được triển khai từ năm 2016 đến nay đã đạt được những một số thành tựu quan trọng.

                Điện Biên là một trong 21 tỉnh khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ được thụ hưởng chương rình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng thế giới. Từng bước khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chương trình được triển khai từ năm 2016 đến nay đã đạt được những một số thành tựu quan trọng.

Người dân xã Hua Thanh, huyện Điện Biên chăm sóc rau bằng nguồn nước sạch     (Ảnh: Hải Hậu)

                                                                                                                                         

              Thực hiện các mục tiêu của chương trình thời gian qua các nội dung của chương trình đã triển khai nghiêm túc đồng bộ tại các địa phương được hưởng lợi từ chương trình. Ngành y tế đã triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện các nội dung hỗ trợ theo chương trình. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức từng bước thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân. Trong quá trình thực hiện hoạt động nâng cao năng lực truyền thông giám sát và đánh giá được chú trọng. Các đơn vị chuyên môn đã xây dựng bộ công cụ truyền thông thay đổi hành vi, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Đào tạo chuyển giao bộ công cụ cho cán bộ địa phương thực hiện nhằm đảm bảo triển khai các loại nhà tiêu hợp vệ sinh hợp với mọi đối tượng. Tiến hành các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong trường học, trạm y tế và cộng đồng dân cư. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh được giao chủ trì thực hiện thực hợp phần 2: vệ sinh nông thôn và một phần của hợp phần 3: nâng cao năng lực truyền thống giám sát đánh giá. Chương trình triển khai đến hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn13 xã thuộc 7 huyện. Mục tiêu quan trọng của chương trình đạt được là việc nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vì sự phát triển bền vững.

               Xã Thanh Nưa thuộc huyện Điện Biên với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, triển khai trương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện tiêu chí chương trình nông thôn, cấp ủy địa phương đã tích cực vào cuộc, vận động tuyên truyền nhân dân đổi mới tập quán sản xuất, nếp sinh hoạt. việc xây dựng 3 công trình vệ sinh được người dân tích cực hưởng ứng, qua triển khai đã trở thành phong trào, nhiều hộ gia đình đã chủ động trong việc thực hiện xây dựng các công trình vệ sinh. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống tại cơ sở. Hiện nay tỷ lệ hộ dân toàn xã có đủ 3 công trình vệ sinh đạt trên 90 %

               Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả hướng đến mục tiêu đến năm 2020 có 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học, trạm y tế xã có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý, sử dụng tốt. Bên cạnh đó, triển khai chương trình sẽ có ý nghĩa quan trọng nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt tại tuyến cơ sở về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Việc sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp sẽ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư. Góp phần thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh và nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường đặc biệt là vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa./.